Giải pháp thành phố thông minh (Smart city)

27/04/2023


Một thành phố sẽ trở nên thông minh hơn khi chúng sở hữu trí tuệ nhân tạo, bằng cách tiếp nhận những thông tin dữ liệu sau đó tiến hành phân tích và đưa ra những hành động để cải thiện tiện nghi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, tăng sự hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, cải thiện chất lượng không khí và nước, xác định vấn đề và tự động đưa ra hướng giải quyết, hồi phục nhanh chóng sau thiên tai, sử dụng tài nguyên hiệu quả và cho phép chia sẻ dữ liệu để cộng tác giữa các miền. Đó là những chức năng của một thành phố thông minh, tuy nhiên việc đưa trí thông minh vào từng hệ thống con thành phố như: giao thông, năng lượng, giáo dục, y tế v.v... là không đủ để biến thành phố trở nên thông minh. Một thành phố được coi là thông minh khi các hệ thống trên có sự liên kết chặt chẽ và hoạt động trong cùng một mạng lưới. Các thành phần của thành phố thông minh như sân bay, bệnh viện và trường học sẽ được trang bị các thiết bị đầu cuối và thiết bị nhúng, đồng thời kết nối với bộ cảm biến và bộ truyền động để tạo ra một hệ sinh thái thông minh. Hệ sinh thái thông minh đơn giản là khái niệm mở rộng không gian thông minh từ một cá thể đến cộng đồng và toàn bộ thành phố.
 
Thành phố thông minh đại diện cho sự đổi mới trong quản lý, các dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Các giải pháp công nghệ thông tin chính là yếu tố quan trọng trong vai trò tạo ra một thành phố thông minh. Sự đa dang về thuộc tính của thành phố thông minh được thể hiện qua tính bền vững, chất lượng cuộc sống và đô thị hóa. Trong đó, tính bền vững của thành phố thông minh giúp giải quyết các vần đề về cơ sở hạ tầng và cách quản trị, năng lượng và biến đổi khí hậu, ô nhiễm và rác thải, các vấn đề về xã hội, kinh tế hay sức khỏe. Chất lượng cuộc sống có thể đo lường dựa trên cảm xúc hay vấn đề tài chính của người dân. Còn đô thị hóa sẽ bao gồm nhiều khía cạnh của một thành phố chẳng hạn như
công nghệ, cơ sở hạ tầng, quản trị và kinh tế. Như vậy sự thông minh của một thành phố được khái niệm hóa như một tham vọng cải thiện các tiêu chuẩn kinh tế, xã hội, môi trường và đời sống người dân.
 
 

Sự kết nối và sự hợp tác trong xã hội được hình thành nhờ cuộc cách mạng công nghệ kỹ thuật số đã và đang thay đổi cách mà con người tương tác với nhau, tại tiếp điểm của hai phong trào toàn cầu này đã tạo nên khái niệm về thành phố thông minh. Sự xuất hiện của khái niệm thành phố thông minh chính là những giải pháp để giải quyết các vấn đề về kết nối, liên kết trong xã hội. Trong đó, bền vững lại là một trọng điểm nổi bật của thành phố thông minh ở các quốc gia đang phát triển. Các thành phố thông minh sẽ mang lại nhiều giá trị kinh tế và lợi ích hơn cho xã hội, đồng thời giảm thiểu tài nguyên tiêu thụ với sự hỗ trợ của các giải pháp bền vững. Mục tiêu chính là vận hành hiệu quả sao cho ít rác thải được sinh ra, tiết kiệm năng lượng, cung cấp phương tiện di chuyển tốt hơn cho người dân cũng như sức khỏe và giáo dục. Các công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, Máy học (ML), đám mây, phân tích dữ liệu, IoT và an ninh mạng đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Khả năng kết nối được cải thiện đáng kể nhờ việc triển khai ngày càng nhiều thiết bị công nghệ trong bối cảnh thành phố thông minh đã giúp tái cấu trúc lại hệ sinh thái xinh quanh chúng. Hệ thống có thể thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị IoT, chia sẻ lên môi trường đám mây và sau đó truyền dữ liệu đến trung tâm điều khiển. Những công nghệ tiên tiến này không chỉ giúp cải thiện đời sống người dân mà còn đóng nhiều vai trò quan trọng như an ninh, quyền riêng tư và tính bền vững.

  •  Ví dụ về mô hình triển khai chuyển đổi